3 LOẠI HÀNG CHÍNH TRONG LOGISTIC

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong và ngoài nước, Logistic được xem là ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp toàn cầu với nhau. Chính vì thế, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Tuy nhiên,  trên thực tế, với từng quy mô doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu về vận chuyển khác nhau. Đáp ứng nhu cầu đó, 3 loại hàng chính trong Logistic được phân ra, bao gồm: hàng FCL, hàng LCL, và hàng Consol.


FCL là gì?

FCL viết tắt của Full Container Load hay còn gọi là hàng nguyên container. Theo đó, khi người bán có lượng hàng thường là đồng nhất, đủ để đóng vào một hoặc nhiều contanier thì họ sẽ lựa chọn đóng hàng theo hình thức này.

FCL được xem là hình thức được ưa chuộng nhất trong vận chuyển quốc tế bằng đường biển từ xưa đến nay bởi quy trình vận chuyển đơn giản, cước phí rẻ và độ rủi ro đối với hàng hóa thấp hơn so với hàng lẻ LCL.

Cách tính phí cước hàng FCL

Khi tính cước phí hàng FCL trong vận tải chúng ta thường chỉ quan tâm đến trọng lượng thực hàng hóa nằm trong giới hạn cho phép (thông số payload) của Container. Và dựa vào đơn giá vận chuyển, chúng ta sẽ có công thức tính cước vận tải hàng FCL như sau:

Freight= Gross Weight x Rate

Trong đó:

Freight: Cước phí vận tải

Gross Weight: Trọng lượng thực của hàng hóa

Rate: Tỉ giá hãng tàu đưa ra

LCL là gì?

LCL viết tắt của Less than Container Load hay còn gọi là hàng lẻ. Hình thức này được sử dụng khi người bán có lượng hàng hóa không đủ lớn để đóng vào toàn bộ một container. Tuy nhiên, hình thức này tốn khá nhiều chi phí vận chuyển cho chủ hàng.

Cách tính phí cước hàng LCL

Sẽ phức tạp hơn so với hàng FCL, đối với LCL để xác định cước vận tải, chúng ta cần phải xác định hai thông số: Volume (thể tích) và Gross Weight (trọng lượng của lô hàng)

-         Volume= Kích thước lô hàng x Số lượng kiện hàng (CBM)

Trong đó: kích thước lô hàng= Dài x Rộng x Cao (Cùng đơn vị đo)

-         Gross Weight= Trọng lượng thực của hàng hóa (MT). Tuy nhiên, chúng ta cần quy đổi Gross Weight về Chargeable Weight (Kg)

Sau khi đã xác định được hai thông số, chúng ta sẽ tiến hành nhân Volume/ Gross Weight với đơn giá vận chuyển. So sánh giá cước giữa hai cách trên, giá cước cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng này.

Lưu ý: 1CBM= 1000Kg (đối với vận tải biển)

Phân biệt LCL và Console

Như đã đề cập ở trên, LCL khiến chủ hàng chịu nhiều hơn chi phí so với FCL. Tuy nhiên, nhu cầu về hàng hóa của mỗi doanh nghiệp là con số không thể thay đổi. Vì thế, thuật ngữ consolidation (hay gom hàng) được ra đời. Consolidation được hiểu là những lô hàng LCL có nhu cầu ghép chung container với những lô hàng của chủ hàng khác, khi đó, công ty logistic sẽ có dịch vụ sắp xếp, phân loại, kết hợp những lô hàng LCL đó lại với nhau và vận chuyển chúng đến cảng đích. Consolidation giúp chủ hàng có thể chi trả chi phí thấp hơn, tuy nhiên họ phải chịu rủi ro đối với hàng hóa, chẳng hạn như nhiễm mùi, dễ hư hỏng, thất lạc hoặc trì hoãn do quá trình thông quan trục trặc.

Trong ngành logistics, các đơn vị đứng ghép hàng consolidation được gọi là Master Loader hay Master Consolidator (NVOCC). Các đơn vị logistics khác sử dụng dịch vụ ghép hàng, gọi là Co Loader.

Tóm lại, phụ thuộc vào mỗi nhu cầu của từng doanh nghiệp về số lượng hàng hóa hay khả năng chi trả mà họ có thể lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp. Hiện nay, FCL và Consol là 2 hình thức được ưa chuộng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Vậy những “người gom hàng” đó được gọi là gì và tiêu chí nào để đánh giá đó là “người gom hàng” tốt?

Master Consolidator là gì?

Master Consolidator (NVOCC) viết tắt của Non-Vessel Operating Common Carrier là công ty  kinh doanh hoạt động vận tải đường biển nhưng không sở hữu phương tiện vận tải. Nhưng có khả năng phát hành vận đơn thứ cấp (House Bill of Lading) cho khách hàng, cung cấp bảng giá (Tariff rates) và có khả năng kí kết hợp đồng dịch vụ (Service contract) với các hãng tàu.

Các yếu tố để trở thành Master Consolidator (NVOCC)

Hàng consolidation là một trong những loại hàng có thể tối ưu chi phí và lợi nhuận nhất trong chuỗi cung ứng. Để trở thành một Master Consolidator, doanh nghiệp logistics cần:

 - Phải có các phương tiện phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa bằng container, kho bãi, thiết bị xếp dỡ ở cảng bốc và cảng dỡ hàng.

- Phải có các đại  ở cảng nước ngoài để nhận và phân phối hàng.

- Có đủ khả năng tài chính để gây được tín nhiệm trước khách hàng.

- Phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm tại các Hội bảo hiểm vận tải đi suốt (TT Club).

- Có đội ngũ cán bộ hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container có đủ kinh nghiệm và  thuật đóng gói hàng hóa vào container để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và tận dụng dung tích của container.

- Có quan hệ rộng rãi với người vận tải để kí các hợp đồng vận tải dài hạn với giá cước ưu đãi.


Bạn có thể tham khảo và đăng kí dịch vụ liên quan đến việc mua bong và FMC License mà GOL cung cấp tại:

https://quydinhthutucxuatnhapkhau.wordpress.com/2018/08/02/quy-dinh-ve-giay-phep-fmc-va-ky-quy-bao-lanh/

 

Đối với hàng Consolidation, để đạt được hiệu quả về chi phí, Master Consolidator cần thực hiện:

-         Ghép đủ hàng để tối ưu chi phí

Để tối ưu chi phí cho mỗi lô hàng Consol, Master Consolidator cần tìm đủ lượng hàng lẻ để ghép hàng. Điều này yêu cầu doanh nghiệp cần có lượng khách hàng đủ lớn hoặc lượng network trong ngành logistics đủ lớn để nhận hàng từ nhiều bên.

Một trong những thử thách của Master Consolidator đó chính là đảm bảo đủ lượng hàng cho mỗi chuyến hàng đi hàng tuần. Khi lượng hàng không đủ, Master Consolidator có thể dời chuyến hàng hoặc là chịu lỗ để đảm bảo lịch trình.

Chủ hàng cần lưu ý những điều này khi sử dụng Master Consolidator. Nếu hàng có yêu cầu về thời gian vận chuyển cụ thể, cần tìm các nhà cung cấp dịch vụ uy tín để đảm bảo lịch trình.

-         Tính toán chi phí và lợi nhuận thật của hàng Consolidation

Việc ghép hàng consol không chỉ yêu cầu về nghiệp vụ, mà còn là tính toán để cân đối lợi nhuận,…

Đối với Master Consolidator uy tín, việc thực hiện nghiệp vụ như phân bổ chi phí hàng Consolidation hoặc quản lý đơn hàng cần có sự hỗ trợ của một hệ thống thông minh. Vậy đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho Master Consolidator?

Phần mềm SMS Live – Shipping Management System của GOL là một trong những giải pháp được nhiều NVOCC, Master Consol sử dụng để tự động hóa quy tắc tính phí cũng như phân bổ lợi nhuận. SMS Live được cho là một hệ thống quản lí hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng công việc của toàn công ty, bởi những tính năng vượt trội sau:

Tối giản công việc: Hoàn thành chứng từ tự động sau một lần nhập duy nhất. Giảm chi phí, nhân lực nhờ ứng dụng giải pháp công nghệ.

Nâng tầm dịch vụ: Đáp ứng nhu cầu về chất lượng dịch vụ qua internet, nâng cao sức cạnh tranh.

Quản lí chặt chẽ: Quản lý tài chính, báo cáo lợi nhuận, doanh số 24/7. Nhà quản lý có thể kiểm tra hoạt động công ty kể cả khi đi công tác thông qua SMS Mobile.

Giao tiếp hiệu quả: trao đổi thông tin với đối tác, khách hàng nhanh hơn nhờ các chức năng gửi email tự động. Liên kết các bộ phận bàn giao công việc nhanh chóng, hiệu quả.

Ngoài ra, đối với Master Consolidation, SMS Live còn hỗ trợ được việc lưu trữ và tính toán cước phí Consolidation từ các bảng giá chuẩn. Hoặc kết nối dữ liệu giữa đại lý nước ngoài để có thể trao đổi dữ liệu nhanh chóng, đảm bảo thông tin được trao đổi xuyên suốt giữa các bên.

Chần chờ gì mà không đăng kí để sử dụng MIỄN PHÍ SMS Live trong tháng đầu tiên tại http://smslive.info/vi.

TIN TỨC