Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc giảm chi phí logistics là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường và nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao, việc tối ưu hóa chi phí logistics đang trở thành một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết này, GOL sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics phù hợp với thị trường Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí logistics trong tiếng Anh là Logistics costs. Chi phí logistics đề cập tới việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, bao gồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng; nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ. Khi gắn với dòng chu chuyển hàng hóa thương mại, chi phí logistics diễn tả số tiền được chi cho hệ thống phân phối dịch vụ hậu mãi, nguồn cung ứng hàng hóa và việc điều hành sản xuất (có liên quan trực tiếp tới lưu chuyển hàng hóa). Chi phí Logistics sẽ bao gồm: Chi phí vận tải – chiếm một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối; Chi phí cơ hội vốn – suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác; Chi phí bảo quản hàng hóa – gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa. Thông thường, chi phí vận tải sẽ chiếm một tỷ trọng khá lớn – một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối. Mặc dù ngành vận tải đã có những cố gắng giảm chi phí vận tải bằng những giải pháp công nghệ như vận tải hàng hóa bằng container, đóng mới các phương tiện, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức,… nhưng chi phí vận tải vẫn không ngừng tăng lên do giá nhiên liệu ngày một leo thang. Điều này buộc các nhà sản xuất áp dụng nhiều biện pháp góp phần giảm chi phí vận tải. Chi phí cơ hội vốn là suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác. Trước đây, khi thị trường tiêu thụ còn hạn chế, số lượng sản phẩm còn ít, mức lãi vay còn thấp, các nhà sản xuất ít quan tâm đến chi phí này. Tuy nhiên, đến ngày nay, khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, số lượng sản phẩm mức lãi suất ngày càng cao thì chi phí này chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí liên quan đến hàng tồn trữ. Chi phí bảo quản hàng hoá sẽ bao gồm: chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa, theo công thức: Giảm chi phí logistics là một trong những cách hiệu quả để nâng cao lợi nhuận và tăng cường cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sau đây là một số giải pháp sẽ góp phần giúp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp: Việc đưa ra quyết định quá nhanh chóng trong thời gian hạn hẹp không chỉ có thể gây ra sai lầm mà còn có thể khiến cho doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội và phải đối mặt với chi phí đáng tiếc. từ đó tăng chi phí cho doanh nghiệp. Việc không có một kế hoạch chi tiết và rõ ràng về thời gian sản xuất, vận chuyển và giao hàng có thể dẫn đến việc phát sinh những chi phí không cần thiết trước khi lô hàng hoàn tất. Vì vậy, việc xác định chính xác thời gian sản xuất sản phẩm và thời điểm vận chuyển để đáp ứng đúng thời hạn giao hàng là cần thiết để tối ưu hóa quá trình sản xuất, vận chuyển và giao hàng, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí và đảm bảo sự hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể dẫn đến tăng chi phí. Nếu quá nhiều địa điểm cung cấp hàng hóa, chuỗi cung ứng sẽ kéo dài và thời gian chờ hàng sẽ tăng, dẫn đến chi phí cao hơn. Để giảm chi phí và tiết kiệm thời gian, đồng thời hạn chế được rủi ro và các chi phí vận chuyển bổ sung, doanh nghiệp cần lựa chọn làm việc với những nhà cung cấp nào có thể cung cấp được nhiều loại dịch vụ và hàng hóa cần thiết cho chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều nhà cung cấp đa nhiệm cũng cần được quản lý và điều phối một cách chặt chẽ để đảm bảo tính liên tục và chất lượng của quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ vận chuyển. Do đó, việc tìm được nhà cung cấp tốt, giảm số lượng nhà cung cấp, thương lượng được về giá cả, các chương trình khuyến mãi và chiết khấu sẽ được xem là giải pháp giảm chi phí logistics mà doanh nghiệp có thể thực hiện trong khi giải quyết bài toán kinh doanh. Mặc dù bạn mong muốn các nhà cung cấp có đủ nguồn lực để cung cấp phần lớn nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết cho sản phẩm của bạn, tuy vậy, cũng không nên dựa hoàn toàn vào một nguồn cung cấp duy nhất. Vì khi chỉ có một nhà cung cấp, bạn sẽ không có sự lựa chọn nào khác khi họ tăng giá hoặc không thể cung cấp đủ hàng, từ đó làm ảnh hưởng hoặc thậm chí là đứt gãy chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chính vì lý do đó, bạn nên lựa chọn nhiều nhà cung cấp để đảm bảo rằng chuỗi sản xuất của bạn sẽ không bị gián đoạn nếu một trong các nhà cung cấp gặp sự cố hoặc không đáp ứng được nhu cầu của bạn. Điều này cũng giúp bạn tránh tình trạng nhà cung cấp tăng giá vượt ngoài ngân sách của bạn khi họ là nhà cung cấp độc quyền duy nhất cho doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà cung cấp, bạn cũng có thể giảm thiểu rủi ro và tìm được giá cả hợp lý cho quy trình sản xuất của mình.Chi phí Logistics là gì?
Chi phí Logistics gồm những gì?
2.1. Chi phí vận tải
2.2. Chi phí cơ hội vốn
2.3. Chi phí bảo quản hàng hóa
7 giải pháp giúp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp
3.1 Tạo một Timeline chi tiết
3.2 Sử dụng nhà cung cấp đa nhiệm
3.3 Có kế hoạch dự phòng