Những Giải Pháp Phát Triển Logistics Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Hiện Nay

Sau giai đoạn bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh, ngành logistics tại nước ta dần thay đổi và tiếp cận với nhiều xu hướng mới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ những giải pháp phát triển logistics tại Việt Nam được các chuyên gia trong ngành đề xuất.


1. Thực trạng ngành logistics Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam được thể hiện qua một số khía cạnh nổi bật sau đây:

1.1. Sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp logistics

Theo dữ liệu ngành được thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 43.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics, bao gồm một số đơn vị là công ty con của tập đoàn nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào và phát triển ngành logistics Việt Nam.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ, do đó mà năng lực vận hành cũng còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Một phần lớn các công ty logistics tại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc đáng kể vào các doanh nghiệp nước ngoài.  



1.2. Mở rộng phạm vi hoạt động

Trong giai đoạn gần đây, dưới sự ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa trên khắp thế giới, mạng lưới kết nối logistics từ nước ta đã từ nội địa và khu vực láng giềng mở rộng ra nhiều khu vực mới ở khoảng cách xa hơn, ví dụ như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

1.3. Sự quan tâm và chính sách quản lý từ Nhà nước

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc tìm ra giải pháp phát triển logistics tại Việt Nam, Nhà nước đã ban hành và cải cách nhiều cơ chế, chính sách, đồng thời chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics phát triển. 

1.4. Nguồn nhân lực đang từng bước nâng cao trình độ

Trước đây, việc đào tạo và giảng dạy về chuyên ngành logistics tại các trường đại học, cao đẳng vẫn chưa phổ biến tại nước ta. Nhưng gần đây, các trường đại học hàng đầu với chất lượng giảng dạy được công nhận đã mở mới các chuyên ngành đào tạo cử nhân về logistics, đồng thời bổ sung vào chương trình giảng dạy các ngành liên quan những học phần về lĩnh vực này.

2. Cơ hội thúc đẩy phát triển ngành logistics

Hiểu được những đặc điểm chung về thực trạng ngành, các doanh nghiệp nội địa có thể nắm bắt được những cơ hội phát triển như dưới đây bằng cách tạo ra những giải pháp cho ngành logistics Việt Nam.

Với lợi thế mạnh mẽ nhờ vào tính chất quan trọng và chiến lược của vị trí địa lý, Việt Nam có nhiều cơ hội khả quan để phát triển logistics. Một số điểm có thể kể đến như đường bờ biển trải dài trên 2.000km với nhiều cảng nước sâu, cũng như hệ thống sân bay quốc tế, đường sắt và mạng lưới giao thông xuyên quốc gia…

Ngoài ra, Việt Nam đang thực hiện cải cách về cơ chế, chính sách, tối ưu thủ tục hành chính, đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhờ đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…) đổ về Việt Nam ngày càng nhiều, thúc đẩy cho các hoạt động logistics.


3. Một số thách thức, rào cản

Những khảo sát và nghiên cứu trong năm vừa qua chỉ ra rằng, ngành logistics Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với hai nhóm trở ngại chủ yếu. 

Nhóm trở ngại đầu tiên là những vấn đề vốn đã tồn tại từ trước đại dịch COVID-19, bao gồm: 

  • Chi phí logistics còn cao so với các nước trong khu vực.

  • Hạ tầng giao thông chậm phát triển, chưa tương xứng với lợi thế địa lý.

  • Hệ thống pháp lý chưa đồng bộ và nhất quán.

  • Mức độ ứng dụng công nghệ còn thấp.

  • Sự hạn chế trong nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Nhóm trở ngại còn lại là những hậu quả mà dịch bệnh đã để lại cho ngành logistics, có thể kể đến như:

  • Mất cân đối cung - cầu.

  • Thiếu lao động.

  • Điều kiện hoạt động hạn chế.

4. Giải pháp phát triển logistics tại Việt Nam

Để nắm bắt cơ hội cũng như vượt qua những rào cản trong ngành, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam cần hướng đến những giải pháp tổng thể dưới đây:

4.1. Các giải pháp về chính sách, pháp lý

Điều cơ bản nhất khi nói về giải pháp logistics chính là sự cần thiết đối với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như cải cách thủ tục hành chính liên quan để thúc đẩy giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics, đặc biệt là giảm thiểu chi phí cơ hội và chi phí về hành chính.