Việc vận hành một doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển là một điều không hề dễ dàng. Quản trị là một trong những vấn đề quan trọng trong vận hành và quản lý doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp càng chú trọng và xem xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính thì càng phải có chiến lược để đảm bảo quy trình quản trị xuất nhập khẩu có thể đạt hiệu quả ở mức mong đợi nhất.
Việc quản trị hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp càng tiến gần đến mục tiêu và định hướng kinh doanh trong tương lai. Vậy quản trị xuất nhập khẩu là gì? Các nội dung chủ yếu của một quy trình quản trị xuất nhập khẩu cụ thể là như thế nào và có đặc điểm ra sao? Vai trò mà quản trị xuất nhập khẩu mang lại cho doanh nghiệp? Hay các yếu tố cơ bản nào sẽ ảnh hưởng đến việc quản trị này? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp rõ ở phần nội dung được đề cập ở bên dưới.
1. Khái niệm quản trị xuất nhập khẩu là gì?
Xuất - nhập khẩu hiểu đơn giản là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được thực hiện giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa khu vực này với khu vực khác trên phạm vi thế giới nhằm đem lại lợi ích cho những đối tượng như cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này.
Quản trị là một hoạt động không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp và tổ chức không phân biệt phạm vi ngành nghề kinh doanh nào. Chắc chắn một khi con người đã tham gia vào trong tập thể, thì cần có hoạt động quản trị để hướng tất cả mọi người theo mục tiêu chung, giúp mọi người phối hợp với nhau một cách hợp lý, khoa học, trên cơ sở đó tập thể mới thực sự hoạt động hiệu quả.
Vì vậy quản trị là một hoạt động tất yếu, giữ vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu, hướng đến tầm nhìn của doanh nghiệp và tổ chức.
Từ đó ta có thể hiểu, quản trị xuất nhập khẩu là gì ? Quản trị xuất nhập khẩu là một chuỗi hoạt động phức tạp gồm nhiều bước trong đó các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tổ chức mọi hoạt động kinh doanh từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của chu kỳ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nói một cách cụ thể hơn, quản trị xuất nhập khẩu là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra các quá trình đã đề ra, cũng như kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra một cách hiệu quả nhất.
Quản trị xuất nhập khẩu là quản trị toàn bộ chuỗi hoạt động liên quan đến chu trình kinh doanh xuất nhập khẩu một sản phẩm hay một chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp, thông thường sẽ bao gồm những hoạt động cơ bản sau:
Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu;
Soạn thảo, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu;
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Những nội dung cơ bản của quản lý xuất nhập khẩu
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước khởi tạo quan trọng trong chu trình quản lý xuất nhập khẩu. Việc nghiên cứu nhằm cung cấp cho doanh nghiệp có được một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ, chính xác và kịp thời theo tình hình thực tế của thị trường để làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định chiến lược quản lý kinh doanh đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu hiện hữu của thị trường.
Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và rõ nét nhất về thị trường sản phẩm, có cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được đối tác thích hợp, cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng sau này có hiệu quả. Chỉ khi có sự nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật thì doanh nghiệp mới có thể phản ứng linh hoạt, đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời trong quá trình đàm phán giao dịch.
Nghiên cứu thị trường bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và nghiên cứu thị trường nước ngoài:
Nghiên cứu thị trường trong nước bao gồm các hoạt động cơ bản như: Nghiên cứu mặt hàng xuất - nhập khẩu, cung cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu hiện hữu của khách hàng, nỗi đau của khách hàng, xu hướng tiêu dùng,...
Nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm các hoạt động: Nghiên cứu nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế, nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế, các yếu tố về mặt thuế quan, chính trị, pháp lý, tỷ giá chuyển đổi tiền tệ, đối thủ cùng ngành hàng,...
Tìm kiếm khách hàng, giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng trên nhiều nguồn khác nhau dựa trên cơ sở dữ liệu đã phân tích. Sau khi đã có tệp khách hàng phù hợp, người quản trị xuất nhập khẩu cần đưa ra những kế hoạch và chiến lược phù hợp với từng phân khúc khách hàng trong từng mảng phân khúc sản phẩm để khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh.
Tiếp cận phân khúc khách hàng theo chiến lược và quy trình từ người quản lý, tiến hành thực hiện những giao dịch và tư vấn khách hàng, mục tiêu sau cùng là đi đến đàm phán và ký kết hợp đồng.
Soạn thảo, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Sau khi đàm phán hợp đồng thành công với khách hàng, bộ phận phòng kinh doanh sẽ tiếp tục lấy thông tin cần thiết của khách hàng. Từ đó soạn thảo và tiến hành ký kết hợp đồng cho khách hàng. Đảm bảo hai bên đều hiểu và thống nhất tất cả những nguyên tắc chung đã đề ra. Nếu có sự điều chỉnh và thay đổi các điều khoản hợp đồng, có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu
Sau khi đã ký kết hợp đồng thành công, hai bên cần tiến hành thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu theo những thỏa thuận đã ký. Quy trình xuất, nhập khẩu hàng hóa đảm bảo đúng chất lượng, tiêu chuẩn, thời gian đã cam kết,... Bên cạnh đó, hai bên cần duy trì mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên để có thể phát triển thành mối quan hệ lâu dài sau này. Khi đã phát triển được mối quan hệ lâu dài, quá trình quản lý xuất nhập khẩu chu trình kinh doanh sản phẩm sẽ trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả hơn.
3. Vì sao doanh nghiệp nên xem trọng quản trị xuất nhập khẩu?
Mục tiêu của quản trị xuất nhập khẩu là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
Thị trường linh hoạt và biến đổi liên tục
Trong nhịp độ kinh tế năng động và chuyển biến không ngừng như hiện nay, sự linh hoạt chuyển đổi và thích ứng, thích nghi với môi trường kinh doanh là một trong những chìa khóa hàng đầu trong kinh doanh để doanh nghiệp đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, chiến lược phát triển, mục tiêu hoạt động, tầm nhìn và sứ mệnh công ty cũng như ngày càng có thể duy trì và phát triển vị thế doanh nghiệp trong môi trường ngành nghề kinh doanh nói riêng và trong môi trường kinh doanh nói chung.
Việc quản trị sẽ giúp doanh nghiệp có thể nghiên cứu và thay đổi linh hoạt hoạt động xuất nhập khẩu theo cơ chế thị trường.