Trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia, việc tuân thủ các quy định và quyền lợi của cả người bán và người mua hàng là rất quan trọng. Đặc biệt, khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu của toàn cầu nói chung và của Mỹ nói riêng, việc khai báo chính xác thông tin liên quan đến hàng hóa và các yêu cầu pháp lý cần tuân thủ trở thành vấn đề nổi bật, nhất là đối với những quốc gia có hàng rào an ninh nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Trong số các yêu cầu này, một khái niệm quan trọng mà các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế cần biết đến là ISF - Importer Security Filing, còn được gọi là "10+2". Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ISF, khám phá các yêu cầu cần biết khi khai báo ISF và tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định này. Bằng cách nắm vững kiến thức về ISF, các doanh nghiệp có thể đảm bảo tuân thủ pháp luật và thực hiện quá trình nhập khẩu một cách suôn sẻ và an toàn. ISF (Importer Security Filing) là một quy định được áp dụng bởi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đến Mỹ. Quy định ISF yêu cầu các nhà xuất khẩu cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng trước khi hàng hóa được tải lên tàu và xuất phát. ISF được xem là một biện pháp đảm bảo an ninh biên giới và quản lý rủi ro cho hoạt động nhập khẩu vào Mỹ. Mục tiêu chính của ISF là giảm thiểu nguy cơ từ các hoạt động buôn lậu, đánh cắp thông tin và khủng bố thông qua việc thu thập thông tin chi tiết về lô hàng trước khi nó đến Mỹ. Có thể hiểu đơn giản ISF là kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. Kê khai này chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng tàu biển, không áp dụng đối với các phương thức vận chuyển khác. Ngày 26/1/2019, một quy tắc mới có tên là kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu và các yêu cầu bổ sung đối với chủ tàu (Quy định này thường được gọi là “10+2”) bắt đầu có hiệu lực. Quy định mới này áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng tàu biển. Nếu không tuân thủ theo quy định này sẽ dẫn đến hậu quả là các hình phạt bằng tiền, tăng cường kiểm hóa và trì hoãn trong việc thông quan. Thông tin cung cấp trong ISF giúp cải thiện hiệu quả của CBP trong việc nhận diện các lô hàng có rủi ro cao để ngăn chặn hoạt động buôn lậu, đảm bảo an toàn hàng hóa và an ninh. CBP ban hành và bắt đầu thực thi yêu cầu đối với ISF vào 09/07/2013 như một biện bảo vệ để sàng lọc hàng hóa trước khi chúng được nhập khẩu vào Hoa Kỳ để ngăn chặn các hoạt động khủng bố hoặc bất hợp pháp. Đi sâu về chi tiết khai ISF hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam hầu hết đều nhờ đến đại lý hoặc tổng hành dinh tại Mỹ để hỗ trợ phần khai báo ISF này. Chính vì như thế mà việc thực hiện chi tiết khai báo ISF theo quy định của ISF từ 24 giờ trước khi hàng lên tàu đến Mỹ đã được quy định thành 48 tiếng hoặc thậm chí là 72 tiếng trước khi lên tàu tại cảng đi. Tất cả những quy định về thời gian trên nhằm tạo một khoảng thời gian cần thiết cho các văn phòng đầu đến tại Mỹ thao tác nhập liệu theo đúng tiến độ và có thể sửa chữa những thiếu sót hoặc bổ sung thông tin kịp trước khi đến hạn quy định .Như vậy, nhìn chung, hầu hết các văn phòng tại Việt Nam hiện nay hay các quốc gia khác trên thế giới nội tại phải thực hiện việc này trước 48 tiếng hoặc thậm chí là nhiều hơn so với ngày tàu rời khỏi cảng đi. Đây chính là điểm mà các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ cần đặc biệt lưu ý đến việc khai ISF này để đảm bảo được lô hàng hóa của mình. Những thông tin kê khai trên ISF không quá phức tạp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có ý định nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ hoặc là có ý định nhập khẩu vào các khu chế xuất thì nhà nhập khẩu hay đại lý của họ bắt buộc phải cung cấp danh sách 08 (tám) thông tin được yêu cầu 24 giờ trước khi hàng hóa được xếp lên tàu ở cảng đi. Danh sách 8 thông tin này sẽ bao gồm: Thông tin về người bán – Seller Name & Address Thông tin về người mua – Buyer Name & Address Số hồ sơ nhà nhập khẩu/ số xác nhận thuộc khu vực chế xuất – Importer of record number / FTZ applicant identification number Số hồ sơ của nhà nhập khẩu – Consignee number(s) Nhà sản xuất/nhà cung cấp – Manufacturer (or supplier) Thông tin người nhận hàng thể hiện trên vận đơn – Ship to party Nước xuất xứ – Country of origin Mã số HS code của hàng hóa theo biểu thuế của Hoa Kỳ (HTSUS) – Commodity Harmonized Tariff Schedule of the United States (HTSUS) number Trên thực tế, các doanh nghiệp nhập khẩu hoàn toàn có thể linh động trong việc kê khai những thông tin này. Những thông tin kê khai trong ISF cần phải được cập nhật một cách chính xác trong vòng 24h trước khi tàu chạy. Ngoài ra, có 02 (hai) thông tin bổ sung bắt buộc trong quy định ISF cũng phải được kê khai 24h trước khi tàu cập cảng tại Mỹ là: Địa điểm đóng hàng – Container stuffing location: Đây là thông tin về địa điểm nơi hàng hóa được đóng gói vào container, thông tin bao gồm tên và địa chỉ đầy đủ của địa điểm đóng hàng. Người tập kết hàng – Consolidator: Đây là thông tin về người hoặc công ty chịu trách nhiệm tập kết, tổ chức và sắp xếp hàng hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau vào một container hoặc lô hàng chung, bao gồm tên và địa chỉ của người hoặc công ty tập kết hàng. Việc khai báo 02 thông tin này sẽ đảm bảo rằng CBP có đầy đủ thông tin về nguồn gốc và quá trình đóng gói hàng hóa, từ đó tăng cường an ninh biên giới và quản lý rủi ro trong quá trình nhập khẩu. Lưu ý: Khi khai báo ISF, thông thường người nhập khẩu tại Mỹ sẽ dựa vào thông tin vận chuyển được cung cấp bởi người xuất khẩu để thực hiện quy trình khai báo. Tuy nhiên, trong trường hợp người nhập khẩu nhờ công ty dịch vụ khai ISF thực hiện thủ tục này, người nhập khẩu cần cung cấp thêm một POA (power of attorney). Trong đó, POA (power of attorney) là một văn bản pháp lý mà người nhập khẩu cấp cho công ty dịch vụ khai ISF, cho phép công ty này hành động và thực hiện các quy trình liên quan đến khai báo ISF thay mặt người nhập khẩu. POA có thể là một tài liệu đầy đủ quyền hạn hoặc chỉ mang tính chất ủy quyền cho việc khai ISF cụ thể. Bằng việc cung cấp POA, người nhập khẩu ủy quyền cho công ty dịch vụ khai ISF đại diện và thực hiện khai báo ISF thay mặt cho mình. POA cho phép công ty dịch vụ có quyền truy cập và sử dụng thông tin liên quan đến vận chuyển và khai báo ISF, đồng thời đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định của CBP. POA là một yếu tố quan trọng để thực hiện quy trình khai báo ISF thông qua công ty dịch vụ khai ISF. Người nhập khẩu cần xác định rõ các quyền hạn và trách nhiệm của công ty dịch vụ trong POA và đảm bảo rằng công ty dịch vụ có đủ thông tin và khả năng thực hiện khai báo ISF đúng thời hạn và chính xác. Đối với trường hợp nếu một doanh nghiệp không tuân thủ quy định ISF hoặc khai báo ISF quá hạn, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) có thể sẽ đưa ra các mức phạt cho doanh nghiệp đó.. Dưới đây là một số mức phạt và hậu quả phổ biến thường được áp dụng: Phạt tiền: CBP có quyền áp đặt các khoản phạt tiền cho các vi phạm ISF. Mức phạt cụ thể có thể thay đổi tùy theo trường hợp, nhưng phạt tiền có thể lên đến hàng nghìn đô la Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ đã chia ra các mức phạt khác nhau cho những lỗi trong khai báo ISF như sau: Không nộp ISF: $5.000 / lô hàng Nộp ISF muộn: $5.000 / lô hàng Nộp ISF chưa đầy đủ: $5.000 / lô hàng Không rút được ISF: $5.000 / lô hàng Không khớp giữa hồ sơ ISF với Vận đơn: $5.000 / lô hàng Đây chỉ là mức phí tham khảo, mức phí thực tế có thể sẽ có sự điều chỉnh đôi chút tùy vào từng thời điểm. Trễ chuyến: Không tuân thủ quy định ISF có thể dẫn đến trễ chuyến của tàu hoặc phương tiện vận chuyển. Điều này có thể gây ra những rắc rối trong chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến thời gian giao hàng. Từ chối nhập khẩu: CBP có quyền từ chối nhập khẩu lô hàng nếu ISF không được khai báo hoặc không tuân thủ đúng thời hạn. Nếu hồ sơ ISF không chính xác hoặc không đầy đủ, CBP có thể từ chối cấp giấy phép dỡ hàng hoặc lấy luôn hàng hóa và gây mất mát lớn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi thương mại. Ngoài ra, nếu hàng hóa đó được dỡ xuống mà không có sự cho phép của CBP, họ có thể thu giữ hàng hóa đó. Trong trường hợp đó, lệnh “Do not load” sẽ được áp dụng cho hàng hóa này. Kiểm tra nghiêm ngặt: Nếu một doanh nghiệp không tuân thủ quy định ISF, CBP có thể thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa và tàu vận chuyển. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp kiểm tra chi tiết, trì hoãn và gây phiền hà cho doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến danh tiếng: Việc không tuân thủ quy định ISF và vi phạm các yêu cầu nhập khẩu có thể gây tổn hại đến danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với đối tác kinh doanh và khách hàng. Chính vì những lý do đó, việc tuân thủ quy định ISF và khai báo đúng thời hạn là rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể tránh được các hậu quả và mức phạt từ CBP.1. ISF là gì?
1.1. Định nghĩa ISF
1.2. Thực trạng khai ISF hiện nay
2. Cần thông tin gì để khai báo ISF
3. Bị phạt thế nào khi khai chậm hoặc không khai ISF