Xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ - Những điều cần biết

Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tiếp cận. Tuy nhiên, để sản phẩm được nhập vào Mỹ thì cần trải qua khá nhiều quy trình, kiểm định khắt khe với nhiều tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về thủ tục và một số các lưu ý khi muốn xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ qua bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu và tầm quan trọng của xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ 

Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu chủ lực cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều quy định mới về an toàn thực phẩm dành cho sản phẩm nhập khẩu. Dựa trên Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm thì việc thiếu hiểu biết các quy định mới có thể gây ra sự giảm sút đáng kể về kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp và thực phẩm của Việt Nam vào Mỹ.


Để chinh phục được thị trường khó tính bậc nhất thế giới này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ các rào cản thương mại, chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp, đặc biệt là Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ và những biện pháp để tránh sai phạm, nâng cao giá trị xuất khẩu.

2. Một số thủ tục xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ

Kê khai hải quan tự động (Automated Manifest System – AMS)

  • Nhà xuất khẩu có trách nhiệm kê khai thông tin tại Cảng xếp hàng.

  • Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu khởi hành.

  • Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kê khai thông tin khi lo hàng ở cảng xếp. Tuy nhiên, việc kê khai AMS có thể nhờ các công ty giao nhận vận tải kê khai giúp. Thủ tục sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng với chi phí khoảng 25$ cho một đơn hàng.

Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (Import Security Filing – ISF)

  • ISF được áp dụng vào tháng 1/2010 do Hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng. 

  • Trước ít nhất 48 tiếng khi tàu ở cảng khởi hành đến Mỹ, thông tin đơn hàng cần phải được kê khai cho hải quan Mỹ.

  • Khai báo ISF yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải kê khai các thông tin như: thông tin nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, mã hàng hóa, nhà vận tải,… 

Soi container (X-ray)

  • Khi nhập cảnh vào Mỹ, thông thường các container sẽ bị kiểm tra ngẫu nhiên đối với những container có dấu hiệu đáng nghi. 

  • Diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc ở cảng đích tại Mỹ. Nếu không hàng hóa có thể bị trả về, thậm chí là bị phạt nặng từ Hải quan Mỹ.

3.  Một số lưu ý trong thủ tục kê khai khi xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ

  • Chậm kê khai AMS: 

Nếu nhà xuất khẩu không thể hoàn thành việc kê khai AMS thì lô hàng sẽ không được xếp hàng lên tàu. Trừ khi lô hàng này được chuyển qua cảng chuyển tải.

  • Chỉnh sửa AMS: 

Trong các trường hợp số lượng hàng hóa thực tế khác với số lượng kê khai ban đầu, sẽ cần chỉnh sửa một số thông tin AMS. Và việc thực hiện thay đổi thông tin AMS này sẽ bị Hải quan Mỹ áp dụng mức phí chỉnh sửa từ 40 đến 45 USD tùy thuộc vào phụ phí của hãng tàu.

  • Chậm kê khai ISF: 

Nguyên tắc chậm kê khai ISF này do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm. Thường các công ty vừa và nhỏ (SME), hộ gia đình sẽ vướng mắc về việc kê khai ISF. Nếu kê khai ISF không đủ nhà nhập khẩu chịu mức phạt lên đến 5.000 USD/lô hàng.

4. Các chính sách của việc xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ

Chính sách chống bán phá giá: 

Là chính sách mà Mỹ cho phép chính quyền Mỹ thu thuế nhập khẩu đặc biệt (thuế chống bán phá giá) nhằm mục đích bù lại phần thiệt hại đến từ việc nhập khẩu hàng hóa với giá thấp ở mức “không công bằng”. Để áp dụng luật thuế này, Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ phải xác định được hàng hóa nhập khẩu nào đang được bán ở mức thấp hơn giá trị bình thường và gây ra mối đe dọa, thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước.


Chính sách chống trợ cấp: 

Về nguyên tắc, mức thuế chống trợ cấp được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp xác định cho họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống trợ cấp áp dụng cho họ không cao hơn biên độ trợ cấp trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra.

Bộ Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm: 

Bộ Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm được ban hành nhằm mục đích làm cho việc cung cấp thực phẩm ở thị trường Mỹ được an toàn thông qua việc chuyển hướng tập trung từ việc phòng ngừa nhiễm bẩn thực phẩm sang các cấp quản lý liên bang. 

Bộ Luật đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa toàn diện, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký FDA để được cấp phép nhập khẩu thực phẩm vào Mỹ. 

Lưu ý khi tiến hành đăng ký với FDA thì sẽ cần chờ một khoảng thời gian để FDA thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và xem xét cấp mã hàng cho nhà máy. FDA có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của thủy sản và sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ. Các sản phẩm thủy sản nhập vào Mỹ phải được theo dõi và kiểm tra bởi FDA. Vì vậy, các cơ sở sản xuất và xuất khẩu thủy sản vào Mỹ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của FDA và chú ý đến các phương tiện kiểm tra mà cơ quan này sử dụng đối với thủy sản.

Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ cũng đã ký kết với nhau một số hiệp định sau nhằm mục đích bảo vệ quan hệ kinh tế - thương mại của các bên: 

Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (viết tắt: BTA, ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001)

Hiệp định BTA được ký khi bên đồng ý cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại hàng hoá. Các hạn ngạch, giấy phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được loại bỏ. Hai (02) năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, các bên hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào áp dụng đối với xuất nhập khẩu, và đảm bảo rằng những loại phí và phụ phí đó không phải là một sự bảo hộ gián tiếp đối với sản xuất trong nước hoặc vì mục đích thu ngân sách. Đồng thời, các bên sẽ tuân thủ các quy định của WTO về xác định trị giá tính thuế hải quan, cụ thể là sử dụng giá giao dịch để tính thuế hải quan chứ không dựa vào giá trị của hàng hoá theo nước xuất xứ hoặc giá áp đặt không có cơ sở.


Hiệp định BTA chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhập quốc tế. BTA thúc đẩy một quá trình để Việt Nam từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử để hội nhập vào kinh tế thế giới. 

Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)

Bản ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp với Mỹ (6/2005) quy định những lĩnh vực ưu tiên được chọn lọc để hợp tác có thể bao gồm nhưng không hạn chế trong các lĩnh vực: 

  • Thú y và bảo vệ thực vật; 

  • Tiêu chuẩn kiểm dịch, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; 

  • Các hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng hợp; 

  • Công nghệ sinh học/vi sinh học; 

  • Thương mại hóa các công nghệ mới; 

  • Đánh giá rủi ro; thu thập, bảo tồn và xác định đặc tính của tập đoàn giống động, thực vật và vi sinh; 

  • Dinh dưỡng cho người; 

  • Các hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững; 

  • Khoa học cây trồng; bảo quản đất và khống chế xói mòn; 

  • Năng lượng trong nông nghiệp; 

  • Kỹ thuật nông nghiệp; 

  • Hợp tác xã và các lĩnh vực khác liên quan đến nông nghiệp được hai Bên thỏa thuận.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ then chốt về nông nghiệp nhằm tiếp cận những công nghệ mới, nhất là các giống cây trồng và vật nuôi mới, công nghệ sinh học và công nghệ chế biến nông sản. 


Thỏa thuận chính thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại WTO

Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét dành quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

5. Các lưu ý khi xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ

Lưu ý khi đăng ký cơ sở làm hàng xuất khẩu:

Việt Nam và một số nước có quy định về xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ hiện nay đều phải tiến hành đăng ký mới đối với toàn bộ các cơ sở làm hàng thực phẩm (bao gồm: cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, lưu trữ hàng hóa,...), trừ trường hợp đăng ký lại tại Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. 

Sau khi đăng ký, những cơ sở này sẽ nhận được mã số kinh doanh được chấp nhận khi xuất khẩu vào Mỹ. Định kỳ theo quy định cứ 2 năm 1 lần, các cơ sở lại đăng ký lại để nhận mã số kinh doanh mới. Việc gia hạn tài khoản là điều bắt buộc, nếu không gia hạn, hệ thống FDA sẽ tự động hủy số tài khoản đó và các cơ sở đó khi cần xuất hàng thị trường Mỹ phải đăng ký xin cấp tài khoản mới.

Toàn bộ đơn hàng xuất khẩu sẽ được kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt tại cửa khẩu. Đối với những đơn vị không đủ điều kiện nhập khẩu sẽ bị từ chối nhận hàng và giữ lại cửa khẩu. 

Lưu ý khi đăng ký người đại diện tại Mỹ:

Bên cạnh việc được cấp mã số kinh doanh mới, các cơ sở xuất khẩu phải đăng ký thêm 1 người đại diện (công ty hoặc tổ chức có trụ sở tại Mỹ) theo tiêu chuẩn FDA cho chính cơ sở của mình.

Người đại diện này đóng vai trò là người liên lạc chính với FDA và cam kết trả lời mọi chất vấn, thắc mắc của FDA có liên quan đến cơ sở xuất khẩu hoặc những mặt hàng xuất khẩu. Thời gian trả lời theo quy định là trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo. 

Ngoài ra, người đại diện tại Mỹ cũng sẽ thay mặt cho cơ sở xuất khẩu thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra hàng xuất khẩu do FDA thực hiện

Để đảm bảo thủ tục xuất hàng thực phẩm đi Mỹ được chắc chắn. Và trong trường hợp bạn không có thời gian làm thủ tục. Doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ đăng ký FDA của GOL để tránh gặp phải các phí phạt không mong muốn và thành công trong các Hợp đồng ngoại Thương. Ngoài ra, GOL cũng có bài viết hướng dẫn đăng ký FDA để quý đọc giả có thể tham khảo.

HACCP

HACCP là một hệ thống quản lý dựa trên việc xác định và kiểm soát các yếu tố nguy cơ sinh học, hóa học và vật lý trong quá trình từ việc sản xuất nguyên liệu, mua sắm và xử lý, đến sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm.

FDA đã đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu HACCP riêng biệt cho từng loại thực phẩm như sản phẩm sữa, thủy sản, nước trái cây... Các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật những hướng dẫn mới nhất từ FDA để đảm bảo tuân thủ các quy định mới nhất. Ví dụ, vào tháng 9 năm 2019, FDA đã phát hành phiên bản lần thứ 4 của hướng dẫn áp dụng HACCP cho thủy sản và sản phẩm thủy sản, trong đó bao gồm quy định về giám sát phòng ngừa theo Luật hiện đại hoá an toàn thực phẩm.

Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (Foreign Supplier Verification Programs – FSVP)

Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP) đối với các nhà nhập khẩu thực phẩm cho con người và động vật đã trở thành quy tắc cuối cùng chính thức kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2017. 

Quy định này đòi hỏi rằng các nhà nhập khẩu phải đảm bảo rằng thực phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ các tiêu chuẩn Hoa Kỳ, bao gồm quy định về giám sát phòng ngừa và quy định về an toàn sản xuất. Mục tiêu là để đảm bảo rằng sản phẩm của các nhà cung cấp nước ngoài không bị tạp chất, sai nhãn, và phải tuân thủ các quy định về thông tin dinh dưỡng và dấu cảnh báo về chất gây dị ứng. 

Mặc dù FSVP chỉ áp dụng trực tiếp cho các nhà nhập khẩu, nhưng nó cũng tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu và cơ sở sản xuất. Điều này bởi vì các doanh nghiệp này phải đảm bảo rằng họ tuân thủ tất cả các quy định của FDA để được nhà nhập khẩu chấp thuận và xác minh là nhà cung cấp đáng tin cậy.



TIN TỨC